Câu chuyện ít ai biết về chiếc bì thư

Ngày Đăng: 10/01/2020 10:46:39

Thời ấy, ở nước Anh còn lưu truyền một câu chuyện như sau: Năm 1888, Rowlland Hill đang đi chơi ở một vùng gần Luân Đôn, ông thấy một người phu trạm từ xa mang một phong thư đưa cho một cô gái. Cô gái cầm bức thư chỉ nhìn qua rồi trả lại người phu trạm và nói: “Xin lỗi tôi không có tiền, mong ông trả về người gửi”. Người phu trạm và cô gái lời qua tiếng lại. Ông đi tới, hỏi rõ tình hình rồi trả giúp cô gái bưu phí. Sau khi người phu trạm đi khỏi cô gái nói với ông rằng: “Bức thư này là của anh tôi gửi. Chúng tôi đã hẹn trước với nhau nếu bình yên vô sự thì đánh một dấu tròn ở bì thư, sau khi xem xong tôi biết anh ấy ở xa không xảy ra chuyện gì, khỏi phải trả cước. Thế là vừa có thông tin vừa không phải trả tiền”.


Kết quả hình ảnh cho chiếc bì thư ngày xưa"
Năm 1835, Rowlland Hill bắt đầu nghiên cứu vấn đề cải cách bưu chính nước Anh. Để tuyên truyền cho tư tưởng cải cách, năm 1837, ông cho xuất bản một quyển sách nhỏ mang tên “Cải cách bưu cục - tầm quan trọng và tính thực tiễn” (Post Office Reform It’s Importance and Practicability), trong sách này ông nêu ra một biện pháp cải cách là trong phạm vi vùng đất Anh và Bắc Ai-len, mọi thư tín không kể đường bưu xa gần mỗi thư nặng 1/2 ounce (14,2 g) chỉ thu cước 1 Penny và phải trả trước bằng cách mua một bì thư đã có dấu hiệu trả cước để người gửi thư sử dụng.

Để thuận tiện cho người gửi không muốn dùng bì thư đã in dấu hiệu trả cước, bưu cục bán cho một mảnh giấy “in hoa”nhỏ để dán lên bì thư tự làm. Mảnh giấy “in hoa” nhỏ như một bông hoa, mặt sau có keo, chỉ cần làm ướt rồi dán lên bì thư. Rowlland Hill gọi mảnh giấy đó là “lá nhãn” (label), thực tế là con tem chúng ta dùng ngày nay.

Nguồn: Internet